Thoái hóa khớp là gì? Khớp nào dễ bị thoái hóa nhất?
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa ở khớp và quanh khớp, đặc biệt là sụn khớp. Bình thường sụn khớp sẽ rất trơn láng và giúp các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không cọ xát vào nhau. Khi mắc bệnh, lớp sụn này trở nên mỏng đi hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Do đó, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau, sưng và hạn chế vận động. Qua thời gian, khớp sẽ bị mất đi hình dáng bình thường.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu một áp lực lớn để giữ vững cơ thể và di chuyển. Biểu hiện thường gặp là đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, đi lại… rất khó khăn. Giai đoạn nặng sẽ khiến tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.
Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Khi phần xương dưới sụn bị rách làm cho hai chỏm xương cọ xát vào nhau. Người bệnh có cảm giác đau sâu bên trong, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc trước đùi. Cơn đau lan dần ra mông, đầu gối.
Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và đốt ngón tay. Điều này dẫn tới hình thành các nốt cứng, gồ ghề và cong nhẹ. Lúc này, bàn tay bị cứng lại, có tiếng rắc rắc khi cử động. Các động tác nắm, co duỗi tay khó thực hiện.
Thoái hóa cột sống lưng và cổ
Thoái hóa cột sống lưng đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa. Người bệnh bị đau từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Đối với cổ sẽ là tình trạng đau tê vai gáy rồi lan xuống cánh tay hay lên đầu. Ban đầu chỉ là cảm giác đau mỏi bình thường. Lâu dần, cơn đau trở nên dữ dội hơn kèm theo cứng khớp, khó cử động.
Thoái hóa khớp vai
Việc ít cử động khớp vai khi làm việc khiến quá trình lưu thông máu chậm, thậm chí bị tắc nghẽn. Khớp vì thế bị thiếu chất dinh dưỡng, bị khô dẫn đến thoái hóa khớp vai. Bệnh thường xuất hiện ở dân văn phòng.
Thoái hóa khớp cổ chân
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và trung niên. Những người di chuyển càng nhiều thì sụn khớp càng dễ bị bào mòn và tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực tại khớp cổ chân cũng tăng lên, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế vận động, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp.
Đau nhức: Cơn đau âm ỉ, tăng lên vào sáng sớm, buổi tối hoặc khi co duỗi các khớp. Khi vận động có tiếng lạo xạo ở đầu gối. Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cứng khớp: Cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy cũng là một trong những triệu chứng của bệnh.Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động.
Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các động tác hàng ngày như: đi lại, nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ,… Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại.
Biến dạng khớp: Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Các giai đoạn thoái hóa khớp
Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện chính xác người bệnh đang ở giai đoạn này cũng hỗ trợ bác sĩ trong lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Giai đoạn biểu hiện không rõ ràng: Ở giai đoạn này sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Người bệnh chưa cảm thấy triệu chứng bệnh rõ nét, nếu có chỉ là cơn đau thoáng qua khi hoạt động quá nhiều. Chụp X-quang sẽ không phát hiện ra sự bất thường ở khớp.
Giai đoạn biểu hiện nhẹ: Giai đoạn này lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, gai xương nhỏ đã bắt đầu hình thành, chạm vào các mô trong khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy xương khớp bị cứng, đau nhức khi ngủ dậy hoặc trời lạnh. Chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, có gai xương và khe khớp hẹp đi.
Giai đoạn 3 biểu hiện trung bình: Tổn thương của sụn khớp gia tăng, có nhiều gai xương kích thước vừa, xương dưới sụn có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Dần dần các mô khớp sẽ bị viêm, gây sưng. Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu khi hoạt động.
Giai đoạn biểu hiện nặng: Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, giai xương lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn lại rất ít, chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị cứng khớp, viêm, đau, đi lại khó khăn
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Đối với một đối tượng cụ thể đôi khi bệnh xuất hiện do sự tổng hòa của nhiều lý do. Đó có thể là nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
Tuổi tác: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể mà căn bệnh này thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, chất lượng sụn khớp suy giảm. Dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp cũng giảm sút. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ, bào mòn, gây đau và khó cử động.
Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động: Những người làm công việc đặc thù ngồi, đứng lâu ở một tư thế hoặc người mang vác vật nặng, ngủ gối quá cao, hay cúi gập cổ xem điện thoại… Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, lâu dần xương khớp yếu đi và dễ bị thoái hóa.
Tập thể dục thể thao quá độ: Các môn thể thao như: bóng đá, nhảy xa, quần vợt,… gây sức ép lớn cho xương khớp. Đồng thời, chúng có nguy cơ gây ra các chấn thương như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp,… Những tổn thương này khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
Di truyền: Không loại trừ khả năng nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn bình thường.
Dị tật bẩm sinh về cột sống: Gù vẹo cột sống làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống. Dị tật bẩm sinh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dần dần sẽ gây thoái hóa.
Mắc các bệnh lý khác: Đôi khi tình trạng thoái hóa khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý khác. Người bệnh tiểu đường, bệnh gout, loãng xương… cần phải đề phòng nguy cơ mắc bệnh.
Các nguyên nhân khác: Chế độ ăn thiếu chất, người thừa cân, phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn mãn kinh, tác dụng phụ khi lạm dụng 1 số loại thuốc.
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có chữa được không là thắc mắc của không ít người. Tùy theo mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thoái hoá khớp phù hợp với từng đối tượng cụ thể như:
Sử dụng bài thuốc dân gian cải thiện triệu chứng đau
Các bài thuốc từ thảo dược được áp dụng nhiều bởi hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy được kết quả rõ rệt.
- Đắp lá lốt giúp giảm đau
- Chườm ngải cứu sao nóng với muối để giảm sưng, đau tại khớp
- Uống nước sắc rễ đinh lăng
- Uống nước sắc rễ trinh nữ
- Ngâm chân nước gừng, muối
- Dùng hỗn hợp đu đủ xanh sắc cùng mễ nhân
LƯU Ý: Thuốc dân gian chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng với tình trạng thoái hóa khớp nhẹ không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Việc áp dụng các biện pháp dân gian sai cách có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn.
Thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp [Cẩn thận tác dụng phụ]
Một số nhóm thuốc giảm đau trong điều trị thoái hóa khớp được bác sĩ cân nhắc kê đơn và tư vấn sử dụng gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Loại thuốc phổ biến là Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc thường được dùng dưới dạng đường uống để giảm đau.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc có dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc gel. Được dùng để bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Nó giúp giảm đau và cứng khớp. Bác sĩ có thể chỉ định: Menthol, Salicylat…
- Tiêm Corticosteroid tại khớp: Loại thuốc này gồm Methylprednisolone, Hydrocortison acetat… Loại thuốc này chứa cortisone giúp giảm đau tại vị trí khớp được tiêm. Tác dụng của loại thuốc này sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng. Sau đó, người bệnh có thể phải tiêm liều tiếp theo. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc khi áp dụng phương pháp này vì sử dụng lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương khớp.
- Tiêm axit hyaluronic: Nó sẽ giúp bổ sung lượng dịch khớp thiếu hụt do quá trình thoái hóa. Từ đó giúp giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp.
- Thuốc kích thích tái tạo sụn
THAM KHẢO: Hành trình tìm lại bước đi của người xe ôm sau nhiều năm bị hành hạ vì thoái hóa cột sống
LƯU Ý: Các loại thuốc tây này giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa… Việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa khớp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để dùng.
Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trường hợp các chỉ định điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, các khớp biến dạng nặng, không cử động được các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật.
- Mổ nội soi khớp: Dạng phẫu thuật này giúp chữa trị các bề mặt khớp bị hư hỏng, các vết rách sụn.
- Thay khớp: Loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng một khớp nhân tạo. Sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ phải tập phục hồi chức năng.
- Hợp nhất hai xương trên mỗi đầu của khớp: Được áp dụng khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, thay khớp không hiệu quả. Nó giúp việc hoạt động ổn định hơn.
LƯU Ý: Phẫu thuật chỉ là phương án cuối cùng khi các phương pháp nội khoa thất bại. Phẫu thuật là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đắt đỏ. Người bệnh chịu nhiều đau đớn, thời gian bình phục và chăm sóc hậu phẫu lâu. Mặc dù là phương pháp hiện đại nhưng phẫu thuật khớp cũng tiềm ẩn nhiều rui ro có thể khiến khớp tổn thương nặng hơn, tái phát đau.
Điều trị thoái hóa khớp hiệu quả và an toàn bằng Y học cổ truyền [Lựa chọn tốt nhất]
Y học cổ truyền từ lâu đã là phương pháp điều trị bệnh xương khớp hoàn chỉnh được đông đảo người bệnh áp dụng. Theo Y học cổ truyền, bệnh danh của thoái hóa khớp là hạc tất phong. Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối là do phong hàn thấp xâm nhập vào cân, cơ, xương khớp, kinh lạc làm tắc trở sự vận hành khí huyết, kinh lạc gây đau. Người già hoặc người mắc bệnh lâu ngày khí huyết suy giảm dẫn đến can thận hư, thận hư không làm chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương khớp bị thoái hóa.
Điều trị thoái hóa khớp, Y học cổ truyền tập trung bồi bổ can, thận, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, khu phong, trừ tà, thông kinh hoạt lạc. Từ đó, thuốc Y học cổ truyền giúp điều trị thoái hóa khớp từ căn nguyên gây bệnh, loại bỏ tình trạng đau nhức, bồi bổ cơ thể, duy trì hiệu quả lâu dài và chống tái phát đau.
Nhà Thuốc Đông Y Thu Trang
Điều trị các vết thương ngoài da ,nhiễm trùng ,hoa.ị t.ử ,lỞ L0ét ,thoái hóa,dạ dày, nấm....
Thuốc Nam Gia Truyền THU TRANG Đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu uy tín - sản phẩm chất lượng - dịch vụ tin dùng năm 2018.
chúng tôi luôn tự hào là bài thuốc hiệu quả mang tới tay bệnh nhân bằng uy tín- tâm- tầm
Thương hiệu: Thuốc nam gia truyền THU TRANG.
LƯƠNG Y : THU TRANG
Số điện thoại: 0989820818 : 0869.998.559
Địa chỉ: Bãi trành như xuân thanh hóa
Địa chỉ 2: Hoằng Lộc hoằng hóa thanh hóa
Website:
http://thuocchuabenhhoaitu.com/
http://thuocnambamien.com/